Tốc độ biểu kiến Nhật_động

Các ngôi sao không lặn chuyển động theo vòng tròn trong một bức ảnh phơi sáng dài trong vài giờ. Lưu ý rằng các ngôi sao gần thiên cực để lại những vệt tròn ngắn hơn.

Cung tròn của chuyển động hàng ngày của một vật thể trên thiên cầu, bao gồm cả phần bị khuất ở dưới đường chân trời, có độ dài tỷ lệ thuận với cosin của xích vĩ của nó. Do đó, tốc độ nhật động của một thiên thể bằng với giá trị cosin này nhân với 15° mỗi giờ, hay 15 phút cung trên một phút hoặc 15 giây cung/giây.

Trong một khoảng thời gian nhất định thì một khoảng cách góc nhất định mà một thiên thể đi được dọc theo hoặc gần đường xích đạo trời có thể được so sánh với đường kính góc của một trong các vật thể sau:

  • tới chừng một lần đường kính Mặt trời hoặc Mặt trăng (khoảng 0,5° hoặc 30') cứ sau 2 phút.
  • tới chừng một lần đường kính của hành tinh Kim tinh trong trường hợp giao hội dưới (khoảng 1' hoặc 60") cứ mỗi 4 giây.
  • khoảng 2.000 lần đường kính góc của các ngôi sao lớn nhất mỗi giây.

Bằng cách chụp ảnh vệt sao và kĩ thuật time-lapse trong thời gian dài, ta có thể thu được được các đường mờ mà các sao vạch ra trên bầu trời khi nhật động. Chuyển động biểu kiến của các ngôi sao gần thiên cực dường như chậm hơn so với các ngôi sao gần xích đạo thiên cầu. Ngược lại, khi muốn chụp các hình ảnh sao tĩnh, máy ảnh nên di chuyển cùng chiều với nhật động nhằm để loại bỏ hiệu ứng di chuyển cong của nó trong quá trình phơi sáng lâu, việc này có thể được thực hiện tốt nhất với một giá đỡ xích đạo quay được, với yêu cầu chỉ cần điều chỉnh mức xích kinh phù hợp; một kính thiên văn còn có thể có một cơ cấu điều khiển động cơ thiên văn để quay kính và ngắm tự động.